Kết quả tìm kiếm cho "Tân cảng Thốt Nốt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 180
Chắc hẳn ai từng một lần ghé vùng đất Tri Tôn cũng đều cảm thấy choáng ngợp trước vẻ đẹp bình dị, giản đơn nhưng phảng phất sự huyền bí, cổ kính đặc trưng của Thất Sơn - Bảy Núi.
Cây thốt nốt được thấy nhiều ở huyện Tri Tôn và TX. Tịnh Biên. Sự hiện diện của chúng không chỉ góp phần tạo nên khung cảnh nên thơ, yên bình ở vùng biên giới Tây Nam Tổ quốc, mà tất cả bộ phận của cây đều được người dân tận dụng phát triển kinh tế.
Tiếp tục những chuyến đi theo niềm đam mê, tôi quyết tâm chinh phục đỉnh núi Cậu (phường An Phú, TX. Tịnh Biên) với mong muốn được khám phá vẻ đẹp hoang sơ của thiên nhiên. Dù không nằm trong bảy ngọn của Thất Sơn hùng vĩ, núi Cậu vẫn sở hữu khung cảnh hữu tình và huyền thoại tâm linh độc đáo.
Duy trì và phát huy giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm tỉnh An Giang phát triển sản phẩm đặc trưng. Các sản phẩm này đã và đang được du khách gần xa biết đến, tạo điểm nhấn trong việc phát triển du lịch địa phương.
Từ những chiếc bè đơn điệu, làng bè Châu Đốc đã khoác lên mình gam màu tươi sáng, tạo nên bức tranh tuyệt đẹp giữa dòng sông Hậu. Làng bè sắc màu Châu Đốc với những chiếc bè cá đủ màu sắc rực rỡ trở thành điểm nhấn mới lạ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và khám phá. Khi đến du lịch (DL) tại làng bè, du khách có cơ hội được trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương, thưởng thức các món ăn đặc sản sông nước và tận hưởng không khí trong lành.
Từ đầu năm tới nay, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư An Giang tích cực thực hiện chuyển đổi số trên lĩnh vực du lịch (DL), nông nghiệp với những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần vào thành công chung của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số năm 2024 và những năm tiếp theo.
Với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, từ khi đưa vào hoạt động đến nay, Nhà thi đấu đa năng huyện Tri Tôn đã giải quyết “bài toán” thiếu sân bãi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao (TDTT). Đồng thời, góp phần phục vụ tốt nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của đông đảo quần chúng Nhân dân trên địa bàn huyện Tri Tôn nói chung, thị trấn Tri Tôn và các địa phương lân cận nói riêng.
Để phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm), An Giang tăng cường, đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Từ khi bắt đầu vào thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), TX. Tân Châu xác định tìm chọn những sản phẩm đặc trưng của từng địa phương để khai thác, thực hiện, hướng đến nâng tầm giá trị sản phẩm và nâng cao thu nhập của người dân.
Thoại Sơn ngày nay đã trở thành điểm sáng của tỉnh An Giang, là lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Địa phương đạt chuẩn huyện NTM năm 2018 và đạt chuẩn huyện NTM nâng cao năm 2023, vượt trước lộ trình đề ra.
Trong số thanh niên tiêu biểu khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang, nhiều người đã quen với Nguyễn Vũ Linh (TX. Tịnh Biên), chàng trai gắn liền các sản phẩm lưu niệm bằng gỗ. Nhiều năm miệt mài theo đuổi đam mê, hiện nay Linh còn tạo ra thêm các tranh vẽ trên lá thốt nốt, đặc biệt từ lá sen.
An Giang là tỉnh sản xuất, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản nước ngọt, với vùng nguyên liệu dồi dào, đặc biệt là các mặt hàng, như: Lúa gạo, thủy sản, trái cây, rau màu, dược liệu… Chất lượng nông, thủy sản của tỉnh ngày càng được nâng lên, từng bước đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và thế giới. Trong khi đó, Kon Tum là tỉnh miền núi, có thế mạnh về sản xuất các sản phẩm từ nông sản, cây công nghiệp, sản phẩm dược liệu, đặc biệt là các sản phẩm từ sâm ngọc linh, trầm hương.